HỌP MẶT NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

HỌP MẶT NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11.

Tôn sư trọng đạo là truyền thống tự hào của dân tộc Việt Nam đã thắm nhuần ăn sâu trong tiềm thức mà bao thế hệ học sinh nối tiếp nhau bày tỏ niềm tôn kính trước người thầy, người cô – người lái thuyền tri thức cập bờ thành công.

Tại buổi họp mặt Thầy Hồ Minh Thiện đã thay mặt cho tập tể giáo viên ôn lại truyền thống tốt đẹp của nhà giáo qua các thời kì trong lịch sử dân tộc Việt Nam đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có tấm lòng yêu nghề, mến trò, dồn tất cả lương tâm nghề nghiệp, trí tuệ, công sức lên mỗi trang giáo án. Mỗi thầy cô giáo phải xác định đúng vị trí, trách nhiệm của mình, hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, người kỹ sư tâm hồn. Thầy giáo phải vì học sinh mà nghiên cứu, mà đầu tư để chất lượng giảng dạy ngày hôm nay cao hơn ngày hôm qua, đào tạo thế hệ trẻ hôm nay hơn hẳn thế hệ trẻ những năm trước.Hình1217

Thời phong kiến thì vị trí của người thầy Quân – sư – phụ chỉ đứng với vua trên cha mẹ và vị trí đó vẫn không theo đổi thay thời gian người thầy vẫn được cả xã hội tôn kính. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 gắn liền với lịch sử của tổ chức giáo giới tiến bộ trên thế giới. Ngày 30/8/1957 tại Vac – xa – va  thủ đô Ba Lan đã ra bản Hiến chương đề cập đến xây dựng một nền giáo dục tiến bộ và quyết định lấy ngày 20/11 là ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Từ đó đến nay, ngày 20/11 trở thành ngày hội truyền thống của những người làm công tác giáo dục trên thế giới, được toàn xã hội quan tâm. Ngày 20/11 còn là ngày biểu dương lực lượng tinh thần, khẳng định vị trí, vai trò, địa vị của các thầy giáo, cô giáo trong xã hội. Sinh thời – chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của chúng ta, là người rất coi trọng nền giáo dục. Người khẳng định “Không có người thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục, không nói gì đến phát triển kinh tế, văn hóa. Người nói: Trong nghề giáo dục, tuy không có gì là đột xuất, nhưng rất vẻ vang  Không có tượng đồng, bia đá, không có gì là oanh liệt, nhưng làm tròn nhiệm vụ là anh hùng”. 

Cố Thủ tướng Phạm văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu, thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”. Xin cảm ơn những giọt mồ hôi các thầy cô đổ xuống đã ướp đậm tâm hồn các em, dạy cho các em “cái Tâm, cái Trí” vững bước vào đời, mở cho các em cánh cửa bước đến tương lai.

Trong buổi họp mặt là hoạt động giúp học sinh hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo và tự ý thức nhiệm vụ học tập để trở thành người có ích cho xã hội không phụ lòng của thầy cô./.

Theo Nguyễn Bình