CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

  1. Phương pháp thuyết trình (giảng giải, diễn giải).
  2. Phương pháp trực quan (quan sát, đồ dùng trực quan, phương tiện trực quan).
  3. Phương pháp đàm thoại (hỏi đáp, đối thoại, vấn đáp).
  4. Phương pháp phân tích – tổng hợp (phân tích ngôn ngữ).
  5. Phương pháp thảo luận (thảo luận nhóm, hợp tác nhóm nhỏ).
  6. Phương pháp miêu tả.
  7. Phương pháp rèn luyện theo mẫu (luyện tập theo nhóm).
  8. Phương pháp trò chơi (thi đua, trò chơi học tập, đóng vai).
  9. Phương pháp thực hành (thực tập, thực nghiệm, thí nghiệm, luyện tập, ôn tập).
  10. Phương pháp nêu vấn đề (giải quyết vấn đề).
  11. Phương pháp động não.
  12. Phương pháp độc lập – tư duy – sáng tạo.
  13. Phương pháp dạy học ngoài không gian lớp (ngoại khóa, tham quan).
  14. Phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp.
  15. Phương pháp dạy học dự án.
  16. Phương pháp dạy học nghiên cứu trường hợp điển hình.
  17. 17. Phương pháp dạy học điều tra.
  18. Phương pháp dạy học hình thành biểu tượng địa lý (sử dụng bản đồ, sử dụng bảng số liệu).
  19. Phương pháp dạy học trình bày tác phẩm (trực quan thính giác, thực hành – luyện tập theo mẫu, kết hợp hát và vận động – trò chơi).

ask-8_f_improf_406x253

Cần chú ý mấy việc sau:

– Hiểu biết được nội dung, cách thực hiện của từng phương pháp.

– Biết vận dụng, sử dụng của từng phương pháp vào nội dung, mục tiêu của từng bài, từng tiết (đúng chỗ, đúng lúc).

– Nắm vững quy trình để vận dụng, sử dụng linh hoạt đúng chỗ, đúng lúc, đúng hình thức tổ chức dạy học (cá nhân, từng đôi, nhóm nhỏ, nhóm lớn, cả lớp).What-types-of-jobs-and-employers-are-there-in-teaching-and-education

tải xuống (5)

Thế nào là lây học sinh làm trung tâm (kiểu dạy học hướng tập trung vào học sinh) ?

Kiểu dạy học hiện nay của nhiều giáo viên thiên về kiểu dạy học hướng tập trung vào giáo viên (HTTVGV). Kiểu dạy học này coi trọng sự có mặt của học sinh ở nhà trường, coi trọng khả năng ghi nhớ và tái hiện các sự kiện, các thông tin (giáo viên có nhiệm vụ dạy học hoàn toàn đúng như trong sách giáo khoa, còn học sinh trả lời y hệt như câu cú trong sách).

teaching-techniques

Kiểu dạy học hướng tập trung vào học sinh (HTTVHS) là kiểu dạy học coi trọng quá trình học của học sinh. Quá trình dạy được thiết kế nhằm tạo điều kiện để hiệu quả của quá trình học là cao nhất. Như vậy trong kiểu dạy học HTTVHS điểm tập trung sự chú ý là hình thành và phát triển ở học sinh những kỹ năng “học cách học”, tức là những kỹ năng khiến học sinh tự học, đáp ứng những yêu cầu và thách thức của nguồn thông tin kiến thức ngày càng phong phú.

Thế nào là phát huy tính tích cực của học sinh ?

Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1994:

Phát huy: Làm tỏa ra tác dụng tốt.

Tích cực: Dùng hết sức mình để làm.

Có tác dụng xây dựng, trái với tiêu cực.

Thế nào là tự giác, tự chủ, chủ động, sáng tạo ?

Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1994:

Chủ động: Tự mình quyết định làm một việc gì, không bị một sức nào bên ngoài chi phối.

Tự chủ: Do mình điều khiển mình, không bị ai bó buộc, chi phối.

Quyền tối cao của một nước, tự mình làm chủ lãnh thổ, công việc của mình, không ai được xâm phạm, can thiệp đến.

Sáng tạo: Tìm thấy và làm nên cái mới.

Tự giác: Do bản thân mình biết rõ là thế nào, là phải làm ra sao.

Nói giai cấp xã hội đã hiểu rõ lực lượng và nhiệm vụ của mình trước lịch sử.

Độc lập: Đứng một mình, không cần nương tựa vào ai.

tải xuống (6) - Copy

Nói một nước giữ được chủ quyền kinh tế, chính trị của mình, không để nước khác can thiệp vào.

Đổi mới phương pháp dạy học là một đòi hỏi cấp bách, có vị trị hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục:

capture1-1482982892696

Nếu trước đây dạy chủ yếu những gì thầy có thì nay tập trung dạy những gì trò cần.

Những gì trò cần không phải là những mong muốn chủ quan của học sinh mà xuất phát từ nhiệm vụ công tác của họ sau khi tốt nghiệp ra trường, là những điều thực tiễn cần.

Mục tiêu của các lớp, của từng môn, của từng bài đã được xác định rõ để thầy dạy và lượng được kết quả của trò như thế nào ?

Trong dạy học chú ý đến ba mục tiêu học tập: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Kiến thức là nền tảng tạo ra kỹ năng thực hành tốt và thái độ đúng. Thực tế nên chú ý kỹ năng thực hành và thái độ, nó sẽ biểu hiện cụ thể.

Giảm dần hình thức thuyết giảng, cần chú ý và khuyến khích phương pháp thảo luận nhóm, vận dụng để giải quyết vấn đề, tìm giải pháp để giải quyết vấn đề, kích thích các em hiểu bài hay hơn là thuộc bài hoặc bằng phương pháp đóng vai để nhập vai, thực hành kỹ năng ra quyết định và kỹ năng giao tiếp, tạo thái độ ứng xử đúng hoặc bằng phương pháp bằng bảng kiểm thích hợp kỹ năng thực hành./.

Theo sưu tầm