VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG

VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG

teaching-techniquesimages (1)

  Nước sạch giữ vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Giữ vai trò quan trọng nó gắn liền với nhu cầu cần thiết đối con người. Ngoài thức ăn sạch và đảm bảo chất lượng thì việc ăn uống sạch hàng ngày chính là điều kiện tiên quyết cho sức khỏe của chính mình.

Trong cơ thể con người, nước chiếm đến 65 – 70% trọng lượng, nước tham gia vào thành phần cấu tạo tế bào; là thành phần của máu dễ dàng lưu thông trong huyết quản ; là dung môi để hòa tan các chất dinh dưỡng giúp chúng ta khỏe mạnh.

Bạn hãy tưởng tượng xem một ngày không có nước chúng ta sẽ như thế nào?  Chúng ta có thể nhịn đói 7 ngày nhưng không nhịn khát quá 2 ngày đâu. Nếu bạnthấy người nóng ơi là nóng, việc đầu tiên bạn nên làm là uống nước. Nếu thấy nhức đầu, đừng vội xoa dầu hay uống thuốc mà nên uống đủ nước.

Chúng ta cần uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày tùy theo từng màu và thể trạng. Bởi vì nước giúp nước giúp điều hòa thân nhiệt, nước làm da dẻ tươi sáng, mát mẻ. Não bộ là trung ương thần kinh cần sự lưu thông máu huyết. Não là nơi cần nước nhất trong cơ thể chúng ta. Khi thiếu nước, não là bộ phận cảm thấy đầu tiên. Bởi lẽ năng lượng của não có nguồn gốc cho nên não sẽ hoạt động chậm chập hơn khi cơ thể có dấu hiệu thiếu nước. Hãy nhớ rằng nhìn bộ não cứng cáp vậy thôi chứ thực sự hơn 80% não là nước. Nhiều người không biết rằng đôi khi cảm giác đói chính là sự nhắc nhở cho việc thiếu nước đấy. Nhưng chúng ta lại bị đánh lừa vội đi tìm thức ăn thay vì uống nước. Hãy nhớ rằng uống có thể giảm đói, có thể giảm đau đầu.

Vậy chúng ta hàng ngày lấy nước từ đâu? Ngoài nước uống bạn có thể tiếp nhận một lượng nước rất lớn từ những thực phẩm chúng ta ăn vào mỗi ngày. Bạn có biết thịt gà chứa đến 70% là nước, cà chua 85% là nước, khoai tây chứa 80% l2 nước. Hãy chịu khó ăn những loại trái cây mọng nước để đủ nguồn nước cho cơ thể nhé.

Ngoài việc ăn uống, nước còn dùng để vệ sinh cá nhân, nhà cửa, thực phẩm, áo quần… Nước lại dùng để tưới các cây xanh ở nhà, trong khuôn viên nhà trường.  Nước dùng để sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm cho con người sử dụng như thức ăn, giầy dép, quần áo, chiếc xe đạp của chúng mình nữa. Ở nước ta nước còn được sử dụng làm thủy điện phát ra điện giúp chúng mình có nguồn điện để thắp sáng phục vụ cho các hoạt động sản xuất hằng ngày.

Có bao giờ bạn tự hỏi nguồn nước mình uống lấy từ đâu ra không? Có người người nói lấy từ bình nước có người nói từ vòi nước, có người bảo là lấy từ tiệm tạp hóa nữa cơ nhưng vòi nước lấy nước từ đâu chính là lấy nước sông, suối, ao hồ.

Nước từ sông, hồ, ao được lấy đưa đến nhà máy nước bằng những cái máy bơm lớn ơi là lớn. Nước được lọc sạch rác, cành cây. Sau đó người ta cho hóa chất vào kết dính các chất bẩn. Những chất bẩn lại được tách ra khỏi nước bằng cách lắng và lọc. Để đảm bảo an toàn cho chúng mình, nước được cho các hóa chất để khử các vi trùng gây bệnh. Do vậy, nước đến tay mình là an toàn nhất rồi đó.

Vậy sông, suối, ao có nhiều nước không? Ít lắm bạn ạ. Trên hành tinh của chúng ta nước chiếm 3/4  diện tích bề mặt nhưng 97% là nước biển rồi. Mà nước biển thì mặn ơi là mặn chẳng thể nào uống được. Mình chỉ uống được nguồn nước ngọt từ sông, suối, ao hồ, băng tuyết hay nước giếng thôi. Nhưng băng tuyết lại chiếm 2/3 lượng nước ngọt trên hành tinh này rồi và chỉ có Bắc cực và Nam cực thôi. Một lượng lớn nước cũng có trong không khí để làm cho da chúng mình không bị khô. Đất cũng cần nước thì cây cối mới sống được phải không? Vậy nên cuối cùng chúng mình chỉ còn có 1% lượng nước trên trái đất này để sử dụng thôi.

Lượng nước ít ỏi như vậy rồi, nước chẳng ra thêm đâu. Do vậy, nếu bạn lãng phí nước hay làm bẩn nguồn nước thì sẽ chẳng có nước sạch để sử dụng nữa. Mà lúc đó chắc chắn không phải một mình bạn mà rất nhiều người bị ảnh hưởng. Chúng mình sẽ không có nước sạch để sử dụng đã đành, các động thực vật cũng không sống được. Mà khi không có động thực vật thì chúng mình sẽ mất đi nguồn thức ăn mỗi ngày, rồi các nhà máy không được sản xuất được. Thế là tự dưng những thứ vẫn quen thuộc với chúng mình giấy viết, tập vở, quần áo nhiều màu sắc… không được làm ra nữa vì thiếu nước sạch để sản xuất ra chúng đó các bạn.

Thế muốn biết nguồn nước sạch xung quanh chúng ta quý giá biết chừng nào. Các bạn sẽ tự hỏi vậy mình phải làm gì bây giờ. Đơn giàn thôi, hãy bắt đầu bằng việc tiết kiệm nước nhé. Rót nước uống vừa đủ uống, rửa tay vừa đủ sạch, tắm vừa đủ nước. Mỗi buổi sáng khi chúng mình đánh răng hãy sử dụng phương pháp hứng nước đầy chiếc cốc rồi thấm ước bàn chải, súc miệng và trong khi chải răng thì không nên mở vòi xã nước. Khi bạn rửa lại bàn chải bằng nước còn lại trong ly là bạn có thể tiết kiệm được 1 – 2 lít nước cho việc đánh răng mỗi lần rồi đấy.

Khi tắm nên làm ướt cơ thể sau đó đóng vòi nước trong không khi bạn thoa xà phòng. Rồi mở vòi nước vừa đủ lớn để làm sạch cơ thể.

Khi giặt quần áo cũng vậy. Trong trường hợp giặt quần áo bằng tay thì nên sử dụng chanh hay phèn chua để loại bỏ xà phòng thay vì xả nước để rửa. Sau khi ở nước cuối thì nên giữ phần nước này lại để lau nhà, chà sân hay rửa xe… Trong trường hợp giặt quần áo bằng máy giặt thì nên giặt theo đúng khối lượng mà công suất của máy cho phép để tiết kiệm nước, Hoặc nếu bạn giặt đồ ít hơn so với chu trình giặt cố định thì hãy điều chỉnh mực nước ít hơn phù hợp với khối lượng quần áo để tránh lãng phí nước.

Khi nào dùng nước xong phải khóa vòi nước thật chặt, tránh rò rỉ nước. Ngoài ra bạn có thể tận dụng những nguồn nước khác như nước mưa để rửa xe, chà sân, vệ sinh bồn cầu, trồng cây … bằng nước mua hay nước máy.

tải xuống (5)tải xuống (6)

Nhớ nhé bạn, nguồn nước sạch rất quan trọng với chúng mình và tất cả mọi người trên thế giới. Vì vậy hãy cùng chung tay để bảo vệ và tiết kiệm nước sạch, để chúng mình có nguồn nước sạch sử dụng hoài nhé.

TỐ CHẤT ẢNH HƯỞNG SỰ HÌNH THÀNH TRÍ THÔNG MINH CỦA MỖI HỌC SINH

TỐ CHẤT ẢNH HƯỞNG SỰ HÌNH THÀNH

TRÍ THÔNG MINH CỦA MỖI HỌC SINH

 Hình0944

Với bất cứ ai trong nghề làm thầy, nỗi băn khoăn, trăn trở lớn nhất vẫn là làm sao để cho học trò của mình được học tốt lên. Nhất là khi gặp phải những học sinh chưa hoàn thành, gặp khó khăn, cá biệt. Vậy có hay không học trò dốt ? Vì thế bài viết này xin được trao đổi trong một góc nhìn ấy.

Xác định, phân loại để tìm ra tố chất của mỗi học sinh:

Đối với một giáo viên, trước khi thực hiện công việc giảng dạy, điều trước hết là phải tiếp xúc để tìm hiểu học sinh, để từ đó có đánh giá ban đầu về khả năng của các em. Có một điều dễ nhận thấy là khả năng của các học sinh là không đồng nhất. Điều đó là do tố chất của từng em quyết định. Tố chất là những yếu tố cơ bản hình thành trong một con người.

Theo đó, có những học sinh có tố chất thông minh, nhưng có những em lại chậm trong nhận thức. Nhưng, có một điều phải khẳng định rằng khả năng của mỗi con người là khác nhau, do tố chất quyết định. Tố chất của một con người không có ngay từ khi lọt lòng và không phải do gen di truyền, mà tố chất được hình thành dần dần trong quá trình sống của người đó, chịu sự ảnh hưởng và tác động của môi trường sống, truyền thống và nền nếp gia đình, và các yếu tố xã hội khác.

Tố chất của mỗi người ảnh hưởng đến sự hình thành trí thông minh của người đó. Do mỗi người có một tố chất khác nhau nên trí thông minh của họ cũng khác nhau. Tuy nhiên trong giáo dục, có những em còn chậm hiểu khi tiếp cận vấn đề. Điều này là môi trường học tập điều kiện và không khí lớp học đã gây ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, cùng với đó là trạng thái tâm lý, ý thức và tinh thần học tập chung. Do đó, các thầy cô giáo khi dạy những học sinh như vậy cần biết cách gợi mỡ và dẫn dắt vấn đề để các em tiếp cận, tìm hiểu.

Theo một kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Howard Gardner – một nhà tâm lý học kiêm giáo sư khoa học thần kinh tại đại học Harvard cho biết, con người có bao gồm 8 loại trí tuệ khác nhau phản ánh các cách tương tác đa dạng với thế giới và ông tin rằng, mỗi người đều có một sự pha trộn độc đáo giữa những dạng trí tuệ này. Đó là các dạng thông minh gồm, thông minh về không gian, thông minh về vận động cơ thể, thông minh về âm nhạc, thông minh về ngôn ngữ, thông minh về logic toán, thông minh về giao tiếp, thông minh về nội tâm và thông minh về tự nhiên. Trong các dạng thông minh của con người mà GS Howard Gardner nói tới cần chú ý về một dạng thông minh, đó là thông minh về nội tâm. Theo đó, ngững người thuộc dạng thông minh này khá nhạy cảm với cảm xúc và mục tiêu của chính mình. Họ giỏi phát triển điểm mạnh của bản thân và ưa làm việc cá nhân. Dạng này không biểu hiện ở một nghề nghiệp cụ thể, nó là mục tiêu cho mỗi cá nhân trong xã hội phức tạp ngày nay, khi mà con người ta phải tự đưa ra quyết định riêng của mình và chấp nhận đối mặt với kết quả của nó.

Đây là những khía cạnh rất hữu ích trong việc phát hiện và phát triển khả năng của bản thân con người. Đặc biệt đối với trẻ em, khi đó cần có những quan sát xem trẻ có những trí thông minh nào nổi trội và giúp bé nuôi dưỡng đúng hướng và bộc lộ hết khả năng của bản thân. Cũng chính vì thế mà ta có thể thấy khả năng của trẻ được bộc lộ ở nhiều thiên hướng khác nhau chứ không chỉ trong học tập.

Không có gen di truyền trí thông minh:

Theo GS Nguyễn Lẫn Dũng, một chuyên gia hàng đầu về Sinh học thì gen không truyền trí thông minh, có nghĩa là trí thông minh không di truyền theo các thế hệ. Trên thực tế nhiều gia đình có bố mẹ được xem là giỏi giang nhưng con cái lại bị đánh giá là kém cỏi. Và ở nhiều gia đình thuộc thành phần lao động bình thường nhưng con cái lại rất giỏi giang. Những tấm gương học sinh, sinh viên vượt khó, có thành tích rất cao trong học tập xuất thân từ những gia đình nghèo khó là những thí dụ điển hình như thế.

Tuy nhiên, như đã nhận định ở trên, con người có thể có nhiều dạng thông minh khác nhau, và thông minh trong học tập chỉ là một biểu hiện trong số đó. Bởi lẽ, khả năng của con người là luôn luôn phát triển và được biểu hiện dưới nhiều góc độ. Chính sự thông minh của mỗi con người là khác nhau nên sự quan tâm của con người là không giống nhau. Điều đó đã tạo nên sự khác biệt của con người trong nhận thức và thiên hướng hoạt động. Và điều đó cũng để lý giải là vì sao nhiều người không giỏi ở trường lớp nhưng vẫn thành đạt trong cuộc sống. Chính vì thế nên các bố mẹ cũng không nên quá lo lắng khi con mình bị xem là học dốt. Bởi lẽ, khả năng của con người được bộc lộ ở nhiều mặt khác nhau, và cuộc sống sau này sẽ chứng minh điều đó. Dó đó, các bố mẹ hãy thực sự có niềm tin và hiểu con mình.

Phương pháp ứng xử với học sinh gặp khó khăn trong học tập:

Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy, bất kỳ cộng đồng học sinh nào cũng có một bộ phận học sinh có khó khăn trong học tập, bao gồm nhiều nguyên nhân, như: môi trường giáo dục, hoàn cảnh gia đình, đặc thù địa lý, sự khác biệt về ngôn ngữ, bị các dạng khuyết tật (như: khiếm thị, khiếm thính, trí tuệ, rối loạn cảm xúc, …). Đặc biệt, có một nhóm đối tượng học sinh không có biểu hiện của những nguyên nhân trên nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Đó là những em thuộc nhóm đối tượng có khó khăn đặc thù chủ yếu là nghe, nói, đọc, viết, tính toán. Thực tế, nếu nhìn nhận một cách khách quan và khoa học những em đó có thể được đưa vào dạng “khuyết tật học tập”. Đó là những em có kết quả học tập thấp, tuy thế trên thực tế, nhiều em lại không hề thua kém bạn bè đồng trang lứa ở các lĩnh vực khác khi xét trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Cụ thể, những biểu hiện thường gặp ở học sinh khuyết tật học tập là: khả năng ghi nhớ kém (các em thường quên cách đánh vần, quy tắc chính tả, bảng cửu chương, lời thầy cô dặn dò, ….); khả năng tập trung hạn chế (các em chỉ tập trung được trong thời gian ngắn, thường lơ đãng và bị chi phối bởi những hoạt động xung quanh); các em có tâm lý tự ti, một số khác có hành vi gây gổ, làm ngược lại yêu cầu của giáo viên; những em có khó khăn về đọc thường nhầm lẫn trong việc phân tích âm-vần, nhầm lẫn các chữ cái đối xứng nhau (chữ b, d hay p, q), đọc sai dấu thanh, đọc thêm từ, có những em nhìn hình thì đọc chữ được còn che hình lại không đọc được; …

Mặc khác, những em có khó khăn về viết thường viết chậm, viết xấu, mắc nhiều lỗi chính tả, khả năng sử dụng từ ngữ, lập dàn bài kém. Những em có khả năng về tính toán thì thường không thuộc các bảnng cộng, bảng nhân, bảng chia nên khả năng tính nhẫm kém, làm tính viết thường quên nhớ lẫn lộn.

Cần có nhiều biện pháp giáo dục phù hợp:

Mặc dù hiện tượng học sinh bị khuyết tật học tập là một hiện tượng phổ biến trong tất cả các trường học, mà biểu hiện rõ nhất là ở cấp tiểu học; song trên thực tế, khi được hỏi thì đa số giáo viên trả lời không biết hoặc không có hiểu biết chính xác về đối tượng học sinh bị khuyết tật học tập hoặc có giáo viên biết rõ mà chưa có cách giúp đỡ đạt hiệu quả tốt. Và nhiều ý kiến cho rằng, học sinh khó khăn về tiếp thu kiến thức là do khuyết tật trí tuệ, do lười học, do gia đình không quan tâm, … Từ đó đã đưa ra nhiều biện pháp giúp đỡ không phù hợp như trách phạt, giao bài tập quá sức, bắt các em học bài trong giờ giải lao, … Những biện pháp đó, vô hình dung khiến học sinh đã khó khăn về học tập lại càng khó khăn hơn.

Mặc khác, do không xác định được đây là những học sinh bị khuyết tật học tập nên không có hồ sơ theo dõi riêng; công tác bàn giao giữa giáo viên năm trước và năm sau chưa quan tâm đến các trường hợp này; lâu dần những khó khăn về học tập của các em ngày càng trầm trọng và việc học sinh học hết tiểu học vẫn không biết đọc, biết viết, biết tính toán là có khả năng xảy ra.

Từ đó, nguyên nhân của khuyết tật học tập ở một bộ phận học sinh không phải là các yếu tố khuyết tật bẩm sinh hoặc môi trường giáo dục không phù hợp, mà là do “bên trong” mỗi học sinh, có thể do sự khác biệt hoặc khiếm khuyết của hệ thần kinh trung ương trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin trong quá trình học tập (nghe, nói, đọc, viết, tính toán) và học sinh khuyết tật học tập luôn chiếm một tỷ lệ nhất định trong các trường học.

Do đó, trong giáo dục, việc tìm ra sự khác biệt giữa các học sinh để có nội dung và phương pháp giáo dục thích hợp là rất quan trọng và rất cần thiết. Điều đó quyết định sự thành công và chất lượng giáo dục theo sự phát triển toàn diện ở người học. Như thế, để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học cần đánh giá đúng tiềm năng phẩm chất và năng lực ở họ để từ đó có sự gợi mở, khai phá thích hợp.

Về mặt sinh học, con người được coi là động vật cao cấp nhất bởi trí não phát triển, cùng với đó là sự thông minh và khả năng nhận thức. Vì thế, từ những luận cứ trên có thể khẳng định, không có học sinh nào dốt mà chỉ có những giáo viên chưa nhìn thấy đúng khả năng, năng lực của học sinh và đã chưa có phương pháp giảng dạy thích hợp cho học sinh của mình.

Không có học sinh dốt, quan trọng là phương pháp giáo dục thích hợp:

 

Trong thực tế sư phạm, phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh là rất quan trọng và rất cần thiết. Khi đó trong quá trình giảng dạy, người thầy cần hiểu đúng các em, nắm bắt đúng các yếu tố tâm lý của các em, để từ đó tạo môi trường học tập thân thiện và gợi mở, xây dựng nội dung và thiết kế phương pháp giảng dạy thích hợp với tùy từng đối tượng học sinh, bởi điều đó sẽ quyết định sự thành công trong sự nghiệp giảng dạy (nghề nghiệp của mình).

Tuy nhiên, ở Việt Nam ta, cơ sở vật chất trường học còn nhiều hạn chế, các lớp học đa phần có sĩ số đông, và điều đó gây không không ít khó khăn cho các thầy cô giáo trong việc nhận diện học sinh, để từ đó tìm ra sự khác biệt giữa các em và tổ chức phương pháp thích hợp.

Đặc biệt, trong một thời gian dài, phương pháp giảng dạy của chúng ta vẫn là lối truyền thụ mang tính áp đặt một chiều, giáo viên là trung tâm của quá trình giảng dạy, diễn ra theo cách thức: thầy nói trò nghe, thầy chép cho ghi, do đó có rất nhiều hạn chế cho việc bảo đảm hiệu quả giáo dục. Vì thế, đây cũng là một gợi mở để chúng ta đổi mới phương pháp giảng dạy và cách tổ chức lớp học. Bởi lẽ, mọi chủ trương cải cách và đổi mới giáo dục suy cho cùng là nhằm đạt đến mục đích để nâng cao hơn chất lượng người học, cùng với đó là sự phát triển và hiệu quả trong việc đào tạo nhân lực-con người.

Vì thế, một lần nữa phải khẳng định rằng, “không có học trò nào dốt, mà chỉ có những thầy giáo chưa biết cách giảng dạy cho học sinh của mình”.

Trên đây là một vài trao đổi để chúng ta cùng nhau tham khảo, đề từ đó các thầy cô cùng có cái nhìn đúng đắn hơn và định hướng tốt hơn cho công việc của mình.

TỔ CHỨC CHÀO MỪNG KỈ NIỆM 33 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

TRƯỜNG TH PHÚ THỌ C TỔ CHỨC CHO HỌC SINH KHỐI 3,4,5

THAM QUAN VỀ NGUỒN Ở ĐỒI TỨC DỤP VÀ KHU NHÀ MỒ BA CHÚC

  1. Mục đích:

        – Nhằm giáo dục ý nghĩa ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2018 cho học sinh lòng tự hào dân tộc.

– Tạo điều kiện cho các em được tham quan các di tích lịch sử của tỉnh An Giang giúp học sinh hiểu được di tích của 2 cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước.

– Thực hiện phong trào Em yêu lịch sử Việt Nam cho đội viên.

  1. Thời gian, địa điểm, đối tượng:
  2. Thời gian: 01 ngày, ngày 01 tháng 04 năm 2018.
  3. Địa điểm:

– Khu nhà mồ Ba Chúc thuộc thị trấn Tri Tôn – huyện Tri Tôn – Tỉnh An Giang.

– Khu di tích lịch sử  đồi Tức Dụp Thuộc xã An Tức – huyện Tri Tôn – Tỉnh An Giang.

– Siêu thị coop mark  thuộc thị xã Hồng Ngự.

– Khu vui chơi Ngân Khánh thuộc thị xã Hồng Ngự.

  1. Đối tượng:

– Ban giám hiệu, TPT Đội, GVCN lớp 3,4,5.

– Học sinh khối 3,4,5 của Trường Tiểu học Phú Thọ C.

III. Nội dung:

– Đoàn tham quan đi từ Trường Tiểu học Phú Thọ C đến  khu nhà mồ Ba Chúc , khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp tại tỉnh An Giang.

– Tổ chức Cuộc thi Em yêu lịch sử Việt Nam cho học sinh tìm hiểu về nơi lưu lại vết tích của 2 cuộc chiến tranh.

IV. Kết quả:

– Có 55 học sinh đăng kí.

– Trong chuyến tham quan học sinh rất vui vẻ và an toàn.

– Một số hình ảnh minh họa cho chuyến đi:

IMG20180401083349 IMG20180401083839

IMG20180401153156 IMG20180401152146

IMG20180401103428IMG20180401165802 IMG20180401093328