CÁC TỪ NGỮ THƯỜNG ĐƯỢC XUẤT HIỆN TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

CÁC TỪ NGỮ THƯỜNG ĐƯỢC XUẤT HIỆN 

TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

patient participation

  1. ĐỒNG TIỀN

Xưa nay, đã có khá nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà thơ nói và viết về đồng tiền. Người thì ca ngợi đồng tiền, gói tiền là “chúa tể”, “là tiên là phật”, “là lá bùa hộ mệnh”, là thần thánh” (!). Người thì lên án, kết tội đồng tiền, cho tiền là “vật quỹ quái”, “có ma lực”, đồng tiền gây ra biết bao ghê tỡm, đồng tiền “là con đĩ thập thình” (!).

Hiện nay trong xã hội ta cũng đang có không ít những hiện tượng sống vì tiền, chạy theo đồng tiền. Dưới mắt của một số người, đồng tiền vẫn “là cái đà của danh vọng”, “là cái lọng để che thân”, “là cái cân của công lý” (!).

Đồng tiền là cái gì mà ghê ghớm vậy ? Theo Các Mác, tiền là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất hàng hóa. Nó là một hàng hóa đặc biệt được tách ra làm hai hình thái biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác.

Lúc đầu, chức năng duy nhất của nó chỉ là làm thước đo giá trị, phục vụ cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa. Nhưng rồi dần dần, cùng với sự phát triển của sản xuất, tiền được xã hội thừa nhận làm phương tiện lưu thông, rồi phương tiện cất trữ và phương tiện thanh toán.

Tóm lại, đồng tiền chẳng có gì là bí mật và ghê gớm cả. Nó trước sau vẫn chỉ là công cụ, là phương tiện phục vụ cho sản xuất và đời sống của con người.

Vấn đề chỉ là ở thái độ của mỗi người chúng ta đối với nó. Nếu thèm khát đồng tiền một cách điền cuồng, chạy theo đồng tiền đến mê muội, làm cả những việc thất nhân tâm, không tình không nghĩa thì đó là thái độ của kẻ bóc lột, kẻ lạc lậu. Nếu để cho đồng tiền lôi kéo, làm cho sa đọa đến mục nát cả tâm hồn, mất hết hết cả ý chí thì đó là thái độ của kẻ bạc nhược, không bản lĩnh. Chỉ có đối xử với đồng tiền một cách đúng mức, sử dụng đồng tiền một cách khoa học theo đúng tính chất và vai trò của nó mới là thái độ của người biết suy nghĩ, có lương tâm, trọng danh dự, mới là thái độ của người biết làm chủ.

DSC01293

  1. HỐI LỘ

Cả từ “hối” lẫn từ “lộ” viết theo kiểu chữ Hán đều có bộ “bối” (có nghĩa là tiền bạc). Hối lộ cũng có luật cung cầu của nó. Sỡ dĩ còn có người đi hối lộ là bởi vì còn có người muốn ăn hối lộ. Ngược lại, sỡ dĩ còn có người muốn ăn hối lộ là vì còn có người “cần” đi hối lộ. Có ai lại không phẩn nộ trước tệ hối lộ. Ấy thế nhưng, lại có một số người, một số tập thể lên án rất gay gắt những trường hợp hối lộ chung quanh, song khi đến lượt mình, tập thể mình, thì chính họ cũng chọn con đường này, xem đó là con đường ngắn nhất “kinh tế” nhất dẫn đến đích riêng, lợi riêng.

Mất một ít tiền cho con có một chỗ học còn đỡ tốn hơn là để nó phải học lại một năm. Cho nó vài chục để có vé đi ngay, còn hơn là nằm lại tốn bạc tiêu pha, ăn chực năm chờ đợi xe, …

“Vi thiềng” cho nó hút thuốc để nó sửa ngay cho đường dây, không nó lại kiếm cớ lây nhây biết bao giờ nhà mình mới có điện dùng, …

Những cách tính toán như vậy hiện đang tạo ra mãnh đất cho hối lộ dung thân.

Hối lộ cũng như các tệ nạn khác, dĩ nhiên chưa thể quét sạch ngay một lúc.

 

  1. CHỨC VỤ-UY TÍN

Thông thường, bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải có một uy tín nhất định. Chức vụ càng cao thì uy tín càng lớn. Bởi vì không có uy tín thì không thể lãnh đạo, thuyết phục và tập hợp người khác được. Uy tín là điều kiện bảo đảm hiệu quả công tác của người lãnh đạo. Người lãnh đạo không có uy tín thì nói chẳng ai nghe, làm chẳng nên trò trống gì. Vã chăng khi tập thể và cấp trên giao cho người nào đó một chức vụ nào đó tức là đã căn cứ vào phẩm chất, năng lực và uy tín của anh ta rồi. Không có uy tín, làm sao anh ta có thể được cất nhắc, đề bạc được an?

Nhưng dĩ nhiên sự đời không đơn giản như vậy ? Không phải hễ cứ có chức vụ là đã có uy tín, càng không phải đã có uy tín đầy đủ. Uy tín theo đúng nghĩa chân chính của nó là sự tín nhiệm mà người có được bằng chính phẩm chất và tài năng của mình. Chức vụ không đẻ ra uy tín, không quyết tín uy tín. Uy tín không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với chức vụ. Thực tế đã chẳng có những người ở cương vị khá cao, thậm chí rất cao nhưng lại không có uy tín hoặc uy tín quá thấp đó sao ? Ở nơi này nơi nọ, đã chẳng có những “thủ trưởng” nói mà quần chúng và cấp dưới không muốn nghe, thậm chí còn bị quần chúng chê trách, muốn “tẩy chay” đó sao ?

Rõ ràng, giữa chức vụ và uy tín tuy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nương tựa vào nhau nhưng không phải là một. Theo ý nghĩa nào đó, có thể hiểu mối quan hệ giữa chức vụ và uy tin như là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung. Chức vụ là hình thức, còn uy tín là nội dung. Chức vụ là điều kiện khách quan để củng cố và nâng cao uy tín, trong khi đó uy tín là cái quyết định sự tồn tại của chức vụ. Nếu uy tín mất đi thì theo quy luật thông thường, chức vụ trước sau cũng sẽ mất theo.

Hồ Chủ Tịch nói “Trước quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ công sản mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.

 DSC01260

  1. ĐỊA VỊ

Bản thân hai tiếng ấy chẳng có gì đáng ghét, bởi vì địa vị chỉ đơn thuần có nghĩa là chổ đứng, là ngôi thứ. Cái mà người ta thường phê phán là tư tưởng địa vị, bởi vì điều đó hoàn toàn trái ngược với bản chất của con người đảng viên cộng sản hay con người mới xã hội chủ nghĩa.

Bác Hồ nói rằng “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh, phú quý chút nào. Bây giờ gánh chức Chủ tịch là do đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui thì tôi rất vui lòng lui”, “Chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bật là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Ngày nay chúng ta đang xây dựng một nền đạo đức mới – đạo đức của giai cấp vô sản. Muốn đạo đức mới thì phải đấu tranh khắc phục những ảnh hưởng của tàn tích đạo đức củ một cách triệt để.

DSC01255

  1. LIÊN HOAN

Trong đời sống thường ngày thiếu gì những cuộc liên hoan: mừng một đám cưới, một đứa con đầu lòng ra đời, chào mừng một công trình, nhân dịp hội nghị tổng kết, nhân những ngày lễ, ngày tết, …v.v. Vào những dịp đó, người ta gặp gỡ nhau, tay bắt mặt mừng, nâng cốc chúc nhau và tự hào về nhau.

Đó là là những cuộc liên hoan theo đúng nghĩa chân chính của nó.

Song giờ đây, ở nhiều nơi đang có không ít những cuộc “liên hoan” không còn đúng tính chất và ý nghĩa chân chính của nó nữa. Người ta liên hoan lu bù, đánh chén bừa bãi, tiêu tốn rất nhiều tiền của của nhà nước và tập thể. Có những cuộc họp chẳng cần liên hoan họ cũng bày đặt ra để chè chén. Có những cuộc liên hoan chỉ nên làm vừa mức thì họ cũng phóng cho to ra, tiệc tùng nhậu nhẹt linh đình. Thôi thì đủ kiểu, đủ cách: nào tiệc mặn, tiệt ngọt, nào tiệc đứng, tiệc ngồi, nơi này rược na-pô-lê-ông chính hiệu, nơi kia “chất cay” mười phần nếp cái, cơ quan kinh tế ăn theo “dạng kinh tế”, cơ quan văn hóa ăn theo “mốt văn hóa”, nơi đặc sản này, nơi đặc sản khác, ăn công khai và cả ăn bí mật, dấm dúi, …v.v. Sang trong đến mức trong thực đơn thấy có cả yến sào và tôm hùm nguyên con !

Liệu rằng ta phải tính sao đây với kiểu “liên hoan” kia ? Thật ra, nhiều người chẳng thích thú gì cái chuyện ăn uống tốn kém, mệt người như thế. Trong hoàn cảnh còn khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, phải vay ngược xuôi để lo cho được một bửa liên hoan hoặc một buổi họp hoặc một bữa tiếp khách là điều cực chẳng đã mà họ phải làm. Nếu gặp phải những vị khách lại “gợi ý” về việc ăn sang thì họ càng ngán ngẫm. Nhưng cũng có người thích đánh chén thật sự. Họ cho rằng gặp nhau mà có chút “nhấm nháp” mới vui, họp mà có liên hoan mới xôm trò ?! Vã lại có như thế, cán bộ và nhân viên mới được dịp “cải thiện” !

Điều chú ý nữa là những cuộc liên hoan linh đình như thế có khi cũng là đầu mối của nhiều nổi bất hòa, mất đoàn kết nội bộ. là nguyên nhân phát sinh những thói hư, tật xấu: nhậu nhẹt nói ăn tùy tiện, làm biến chất con người. Chung quanh mâm cơm chén rượu không phải không có những chuyện tiêu cực đã xãy ra. Có kẻ đã lợi dụng bữa liên hoan chiêu đãi làm phương tiện để khoa trương thành tích hoặc che dấu tội lỗi, lừa dối cấp trên, hoặc lừa bịp dư luận, vỗ về, ve vuốt những ngức có chức có quyền, móc ngoặc, tham ô vật tư, hàng hóa của nhà nước, nam nữ bất chính, …v.v.

Thực tế đã chẳng có những anh “đục nước béo cò”, chẳng phải có một số người “há miệng mắc quai” vì những bữa “chén thù chèn tạc” đó sao ? Bao giờ mới hết tình trạng nầy thì xã hội mới tiến lên.